PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS AN LÂM
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

CHÀO MỪNG NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12

Có một người mà khi nhắc đến tên thì cả người dân Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ. Đó là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nhân kỷ niện ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh cuốn sách:

 “NGÀY BÁC TRỞ VỀ 1941 - 1965”

Cuốn sách có số Đăng ký cá biệt  SHCM-00023, SHCM-00024, SHCM-00025.

          Cuốn sách ghi lại thời kỳ hoạt động cách mạng của Bác trong giai đoạn từ 1941 đến 1969.

Vào mùa xuân năm 1941 thực sự là một mùa xuân kỳ diệu, đó là mùa xuân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ trở về nước qua mốc 108 (cũ), tại thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ngay từ khi trở về Cao Bằng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay vào việc xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.

        Sau khi thoát khỏi nhà tù ở Hồng Kông vào cuối năm 1932 và có thời gian hoạt động tại Trung Quốc, đầu năm 1934, Bác Hồ trở lại Moskva và năm 1938 về lại Quảng Châu. Đầu năm 1940, Người gặp các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp ở Côn Minh vừa từ Việt Nam sang. Sau ngày 20/6/1940, được tin Paris bị quân phát xít Đức chiếm, Bác liền triệu tập một cuộc họp Ban Hải ngoại của Đảng, phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”(1). Sau một thời gian khảo sát, tìm hiểu của các cộng sự, với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Người đã phát hiện Cao Bằng là nơi hội đủ cả “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để xây dựng căn cứ địa cách mạng, nơi “đi đầu trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc” từ đó mở rộng ra toàn quốc.

    Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc đã trở về đất nước, vượt qua mốc 108 biên giới Việt Nam - Trung Quốc, về đến Pác Bó (xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng), một nơi “bí mật” có “hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui”. Người quyết định chọn Pác Bó làm điểm “đứng chân” xây dựng căn cứ địa trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước có nhiều diễn biến mới.

    Bác về nước đúng vào mùa Xuân, mùa tươi đẹp nhất của đất trời, mùa của trăm hoa đua nở. Bước chân đầu tiên về đất mẹ cũng là giây phút Người lắng nghe sự sống của sinh thể đất nước đang phôi thai.

    Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cả thiên nhiên đất trời như reo vui:

              ... Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

              Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

              Bác về… Im lặng. Con chim hót

              Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ... (Thơ Tố Hữu).

    Để giữ bí mật, những ngày đầu về nước, Người tạm nghỉ ở nhà ông Lý Quốc Súng (Máy Lỳ), dân tộc Nùng, ở thôn Pác Bó. Sau đó, để tiện cho công tác, Người chuyển đến ở và làm việc tại hang Cốc Bó, một hang núi kín đáo ở Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, nằm ở lưng chừng sườn núi Các Mác. Dưới chân núi có chiếc bàn đá làm việc của Bác nằm bên cạnh đầu nguồn của suối Lênin. Chiếc bàn đá và cửa hang trên sườn núi nhìn xuống hồ nước trong xanh, thấy cá lội và bóng cây rừng, núi đá.

    Tại đây, Người mang bí danh “Già Thu”, “Cụ Thu Sơn”, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các đoàn thể Cứu quốc ở Cao Bằng. Người mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ, lược dịch cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, biên soạn Cách đánh du kích, Cách huấn luyện cán bộ quân sự, để làm tài liệu học tập. Các lớp huấn luyện do Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo trong thời kỳ này, dù thời gian dài hay ngắn, học viên nhiều hay ít, bao giờ Người cũng chuẩn bị rất chu đáo nội dung huấn luyện, nắm rất chắc tình hình cách mạng và trình độ học viên; những vấn đề trừu tượng, phức tạp luôn được Người diễn giải bằng một hình thức giản dị, dễ hiểu, liên hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tế, học đến đâu hành đến đấy; nội dung huấn luyện được sắp xếp khéo léo từ dễ đến khó, từ thấp đến cao; công việc giáo dục, huấn luyện được Người tiến hành không chỉ ở trên lớp học mà cả trong công tác và trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bắt đầu sống và làm việc tại đây và nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Mặc dù thiếu thốn, gian khổ, nhưng tâm hồn của Bác luôn ung dung, thanh thản, tràn đầy một tinh thần lạc quan cách mạng đúng như trong lời thơ của Người:

              Sáng ra bờ suối tối vào hang

              Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

              Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

              Cuộc đời cách mạng thật là sang.

    Ngày ngày, Người dậy sớm tập thể dục, leo núi rồi xuống suối tắm, sau đó bắt tay vào công việc. Có khi xuống làng hỏi chuyện đồng bào, có khi lên núi hái củi cùng anh em, tối về tranh thủ bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động cách mạng cho cán bộ…

    Ngay trong tiết Xuân ấm áp của ngày đầu trở về Tổ quốc, từ nơi đầu nguồn thiêng liêng, Bác đã có cảm hứng với cảnh vật nên làm bài thơ đầu tiên tựa đề “Pác Bó hùng vĩ”:

              Non xa xa, nước xa xa

              Nào phải thênh thang mới gọi là

              Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

              Hai tay xây dựng một sơn hà.

    Trước sự biến động sâu sắc của tình thế cách mạng trên thế giới, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật của nhân dân ta đang trên đà phát triển, thời cơ thuận lợi đang đến gần, tháng 5/1941, tại lán Khuổi Nậm, thôn Pác Bó, Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương do Người trực tiếp chủ trì đã quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng, tập hợp lực lượng toàn dân đứng lên để “đem sức ta mà giải phóng cho ta”; tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng, tích lũy lương thực, súng đạn, chuẩn bị tiền đề vật chất cho tổng khởi nghĩa cách mạng giành chính quyền. Đây là quyết sách đúng đắn, sáng tạo và kịp thời mang đầy sức sống mùa xuân, tạo nên cao trào cách mạng rộng khắp, tiến tới tổng khởi nghĩa thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

    Tại Pác Bó, Người đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng và đã bùng cháy, lan tỏa ra khắp cả nước, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Và mùa Xuân Bính Tuất năm 1946 là mùa Xuân độc lập đầu tiên của dân tộc đã trở về trên đất nước ta.

    Mùa Xuân năm 1941 là một mùa xuân đặc biệt, đó là mùa xuân đầu tiên Bác Hồ trở về Tổ quốc, sau 30 năm tìm đường cứu nước, hoạt động ở nước ngoài, để từ đó trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa Xuân trường tồn cho dân tộc.

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ban giám hiệu trường THCS An Lâm đã tổ chức 2 đợt tham quan trải nghiệm cho các em từ khối 6 đến khối 9 đến các địa điểm nổi tiếng trong huyện Nam Sách ngày mùng 3 và mùng 7 tháng 3, đó là ... Cập nhật lúc : 22 giờ 19 phút - Ngày 15 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 20/2/2023, vào tiết sinh hoạt dưới cờ sáng thứ 2 đầu tuần, nhà trường đã chỉ đạo Liên đội tổ chức sinh hoạt với chủ điểm "Chúng em với An toàn giao thông" ... Cập nhật lúc : 22 giờ 15 phút - Ngày 15 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người chính ... Cập nhật lúc : 14 giờ 31 phút - Ngày 9 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Trải nghiệm thực tế mang đến các tiếp cận mới mẻ cho mỗi người. Trong đó, có thể tìm hiểu và có được các kiến thức, kinh nghiệm và vốn hiểu biết. Bởi vậy trường THCS An Lâm đã tổ chức cho c ... Cập nhật lúc : 21 giờ 22 phút - Ngày 16 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng người thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành đã tạm biệt quê hương đi tìm đường cứu nước. Để rồi 30 năm sau 1941 Bác đã trở về dẫn dắt người dân ... Cập nhật lúc : 22 giờ 13 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Mỹ thuật từ lâu là bộ môn được đưa vào các cấp học của chương trình giáo dục phổ thông. Mỹ thuật còn được ứng dụng rộng vào trong đời sống hằng ngày. Mỹ thuật còn khơi nguồn cảm hứng bất tận ... Cập nhật lúc : 4 giờ 42 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của trường THCS An Lâm. Thư viện nhà trường phối hợp với tổ KHXH tổ chức hội thi KỂ CHUYỆN THIẾU NHI NĂM HỌC 2022 - 2023. Chủ đề : " Tình Mẫu Tử" với 1 ... Cập nhật lúc : 22 giờ 34 phút - Ngày 1 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022). Thực hiện kế hoạch năm học 2022 – 2023, ngày 18/11/2022 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 28 phút - Ngày 26 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo, đồng thời tạo sân chơi và cơ hội cho các em học sinh hiểu thêm về văn hóa của các nước nói Tiếng Anh trên toàn thế giới. Là cơ hội cho học sinh trong ... Cập nhật lúc : 19 giờ 7 phút - Ngày 31 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2022 - 2023 Thời gian nhẹ nhàng lướt qua mau trên từng cánh phượng hồng, những cơn gió thu bay bay nhè nhẹ xua đi cái nắng hè gay gắt, nhường chỗ cho mùa thu dịu dàng, ... Cập nhật lúc : 19 giờ 1 phút - Ngày 31 tháng 10 năm 2022
Xem chi tiết
12345
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG